Chuyên khoa Tai mũi họng

Hướng dẫn sử dụng bộ dụng cụ rửa mũi

2018-12-26

2268 lượt xem bài viết.

Hướng dẫn sử dụng bộ dụng cụ rửa mũi

50

Bước 1 – Châm nước sạch vào bình:

  Đổ nước sạch ở nhiệt độ thường hoặc hơi ấm vào bình đến vạch 240ml (người lớn) hoặc khoảng 120ml (trẻ em).  Các loại nước sạch có thể dùng: nước tinh khiết, nước uống đóng chai, nước sạch đã đun sôi để nguội.

Bước 2 – Pha dung dịch:

  Với mỗi lần rửa, pha 1 gói Hỗn hợp rửa mũi NeilMed vào bình, đậy nắp, bịt đầu vòi và lắc đều cho tan hết.

Bước 3 – Rửa từng bên mũi:

  Đứng thẳng, đầu hướng xuống bồn rửa, há và thở bằng miệng. Đặt và giữ chặt đầu vòi xịt vào 1 bên lỗ mũi, bóp bình để cho dung dịch chảy từ bình vào lỗ mũi bên này rồi dung dịch sẽ chảy ra ở lỗ mũi bên kia cho đến khi hết ½ bình..Chuyển qua lỗ mũi bên và lặp lại động tác trên cho đến hết dung dịch. Xì mũi thật nhẹ nhàng để loại bỏ dung dịch trong mũi. Đổ bỏ dung dịch còn sót lại. Rửa sạch bình và nắp dụng cụ. Lau khô.

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG


- Đọc kỹ Hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng.

- Không dùng trực tiếp nước máy để pha dung dịch.

- Không dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh.

- Không thở bằng mũi, nói, cười, nuốt khi đang rửa

- Nên rửa mũi trước khi đi ngủ hoặc đi ra ngoài đường khoảng một tiếng đồng hồ.

- Luôn há miệng và chỉ thở bằng miệng trong lúc rửa để tránh dung dịch chảy xuống họng.

- Không xì mũi quá mạnh.

- Luôn vệ sinh dụng cụ sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng

- Không nên dùng chung Bộ dụng cụ rửa mũi để ngừa lây bệnh.

- Bộ dụng cụ rửa mũi khuyến cáo sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 4 tuổi trở lên. Với trẻ nhỏ hơn 4 tuổi cần tham khảo ý kiến của Bác sĩ.


                                                          TS.BS NGUYỄN TRIỀU VIỆT

                                                BV Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

 

 



Tin tức liên quan:
Phẫu thuật nối thông lệ mũi qua nội soi – Giải pháp hiệu quả cho người bệnh tắc lệ đạo
Phẫu thuật nội soi mũi xoang với hệ thống định vị (NAVIGATION)
Ung thư biểu mô tế bào đáy vùng cánh mũi
Dị vật đường ăn: Viên thuốc còn nguyên bao - một “tai nạn” thường gặp
Tầm soát thính lực ở trẻ sơ sinh