Điều trị vỡ dị dạng mạch máu bằng can thiệp nội mạch tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
CHUYÊN MỤC: Hệ Ngoại thần kinh
Đăng vào lúc [2021-03-16 10:01:31] Lượt xem: 3533 290
Tác giả: Chưa xác định
  Tháng 2/2021, Bệnh nhân nữ D.T.S, 56 tuổi có triệu chứng đau đầu nên đi khám và điều trị nhiều nơi nhưng vẫn còn đau đầu. Gần đây bệnh nhân cảm thấy đau đầu nhiều hơn, nói khó, ngất xỉu nên được gia đinh đưa đi khám. Tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, bệnh nhân được đánh giá tri giác tỉnh táo, có yếu kín đáo ½ người phải, nói khó nên được các bác sĩ chuyên khoa hội chẩn và chỉ định chụp cộng hưởng từ sọ não để chẩn đoán. Kết quả chụp cộng hưởng từ sọ não phát hiện bệnh nhân bị xuất huyết não do vỡ khối dị dạng động tĩnh mạch não ở thái dương (T).

Tháng 2/2021, Bệnh nhân nữ D.T.S, 56 tuổi có triệu chứng đau đầu nên đi khám và điều trị nhiều nơi nhưng vẫn còn đau đầu. Gần đây bệnh nhân cảm thấy đau đầu nhiều hơn, nói khó, ngất xỉu nên được gia đinh đưa đi khám. Tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, bệnh nhân được đánh giá tri giác tỉnh táo, có yếu kín đáo ½ người phải, nói khó nên được các bác sĩ chuyên khoa hội chẩn và chỉ định chụp cộng hưởng từ sọ não để chẩn đoán. Kết quả chụp cộng hưởng từ sọ não phát hiện bệnh nhân bị xuất huyết não do vỡ khối dị dạng động tĩnh mạch não ở thái dương (T).

Hình 1: Hình chụp cộng hưởng từ phát hiện xuất huyết não (A) và khối dị dạng động tĩnh mạch não (B)

Khối dị dạng xuất huyết nên gây triệu chứng có thể gần giống bệnh lý đột quỵ, may mắn là bệnh nhân không bị tê yếu chi. Bệnh nhân nhanh chóng được các bác sĩ tư vấn chụp mạch máu não kỹ thuật số xóa nền (DSA) để tiến hành can thiệp nội mạch gây tắc khối dị dạng. Đây là một phương pháp điều trị dị dạng động tĩnh mạch não ít xâm lấn bằng đường nội mạch mà Đơn vị can thiệp mạch não - Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã triển khai điều trị hiệu quả. Sau khi người nhà đồng ý bệnh nhân nhanh chóng được ê kíp TS.BS. Nguyễn Vũ Đằng, Ths.BS Nguyễn Hữu Tài, ThS.BS Trần Văn Đăng (gây mê hồi sức) chụp DSA xác định vị trí động mạch nuôi và gây tắc gần hết, đảm bảo hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân.

Hình 2: Hình ảnh khối dị dạng động tĩnh mạch trước can thiệp (A) và sau can thiệp (B)

Sau thủ thuật, bệnh nhân được theo dõi tại khu hồi sức khoa Tim mạch can thiệp – thần kinh, tình trạng bệnh nhân ổn định và được theo dõi sát. Hiện tại bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, giảm đau đầu và được cho xuất viện, theo dõi chụp kiểm tra lại sau 6 tháng.

Hình 3: Bệnh nhân hoàn toàn ổn định sau can thiệp

Dị dạng động tĩnh mạch não (AVM) là bất thường bẩm sinh mạch máu trong não, xuất hiện do quá trình phát triển bất thường của hệ thống mạch máu, tạo ra sự thông thương trực tiếp giữa các động mạch não với tĩnh mạch não. Nguy cơ chảy máu hàng năm của AVM là khoảng 3%, song phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng và giải phẫu của khối dị dạng, nguy cơ này có thể thấp khoảng 1% hoặc rất cao khoảng 33%. Đối với bệnh nhân đã có xuất huyết như bệnh nhân D.T.S thì nguy cơ chảy máu lại sẽ cao nên cần phải được điều trị.

Theo Luật Bảo hiểm y tế, kể từ ngày 01/01/2021 Bệnh viện Trường ĐHYD Cần Thơ tiếp nhận người dân có tham gia BHYT trên toàn quốc đến Bệnh viện điều trị nội trú không cần giấy chuyển viện và được hưởng quyền lợi như đúng tuyến. Do đó chi phí điều trị của bệnh nhân được Bảo hiểm y tế thanh toán nên không phải đóng thêm chi phí trái tuyến như trước đây.

Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ là đơn vị đầu tiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long triển khai điều trị các bệnh lý mạch máu não bằng phương pháp can thiệp nội mạch. Đến nay Bệnh viện Trường đã có nhiều phương pháp ít xâm lấn bệnh lý AVM não như can thiệp nội mạch, xạ phẫu bằng dao Gamma, góp phần điều trị hiệu quả các bệnh lý mạch máu não cho các bệnh nhân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

ThS.BS. Nguyễn Hữu Tài

Trung tâm xạ phẫu bằng dao Gamma - Ngoại thần kinh – Đơn vị can thiệp mạch não



Tin tức liên quan:
Cập nhật điều trị phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính - khuyến cáo dựa trên kết quả nghiên cứu RESCUE-ASDH năm 2023
Phẫu thuật thành công u não “khổng lồ” tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Trường hợp Một động mạch vành (SCA: single coronary artery)
Hẹp động mạch cảnh - Bệnh lý nguy hiểm