Kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3, 4: Liệu có gì cần nhìn lại về dược lý lâm sàng?
CHUYÊN MỤC: Dược lý - Dược lâm sàng
Đăng vào lúc [2022-03-16 09:30:24] Lượt xem: 7997 398
Tác giả: Chưa xác định
   Cephalosporin thế hệ 3-4 là các dẫn chất acid 7-aminocephalosporanic có phổ kháng khuẩn tập trung chủ yếu trên các chủng gram âm và sử dụng bằng đường tĩnh mạch cho các nhiễm khuẩn từ trung bình đến nặng. Tuy nhiên, sự khác biệt nhỏ trong phổ kháng khuẩn, đặc tính dược động, tình hình đề kháng, tác dụng không mong muốn và giá thành là những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các cephalosporin cho các tình huống lâm sàng cụ thể tại các bệnh viện.

1.  Đặt vấn đề

Cephalosporin thế hệ 3-4 là các dẫn chất acid 7-aminocephalosporanic có phổ kháng khuẩn tập trung chủ yếu trên các chủng gram âm và sử dụng bằng đường tĩnh mạch cho các nhiễm khuẩn từ trung bình đến nặng. Tuy nhiên, sự khác biệt nhỏ trong phổ kháng khuẩn, đặc tính dược động, tình hình đề kháng, tác dụng không mong muốn và giá thành là những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các cephalosporin cho các tình huống lâm sàng cụ thể tại các bệnh viện.

Về mặt phổ tác dụng, các kháng sinh trong nhóm có phổ kháng khuẩn tương tự nhau, tuy nhiên mỗi thuốc lại  khác nhau về tác dụng riêng lên một số vi khuẩn nhất định. Hầu hết các cephalosporin tác dụng chủ yếu trên các chủng gram âm đường ruột Enterobacteriaceae như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, … và kém hiệu quả hơn trên các cầu khuẩn gram dương, ngoại trừ ceftazidim và ceftriaxon. Sự khác biệt giữa các cephalosporin thế hệ 3,4 trong thực hành lâm sàng chủ yếu liên quan đến khả năng diệt khuẩn với trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa). Theo tiêu chí này, có thể chia thành 2 nhóm:

-            Nhóm có hoạt tính trên P.aeruginosa: ceftazidim, cefoperazon, cefepim

-            Nhóm không/kém hoạt tính trên P.aeruginosa: cefotaxim, ceftriaxon, cefdinir…

Nhìn chung, sự lan rộng của các chủng sinh men b-lactamase phổ rộng do việc sử dụng phổ biến và chưa hợp lý của các cephalosporin thế hệ 3, 4 trong nhiễm khuẩn bệnh viện đang làm giảm dần hiệu quả các kháng sinh này.


Bảng 1. Phổ kháng khuẩn của một số cephalosporin

Cefotaxim

Ceftriaxon

Ceftazidim

Cefoperazon

(+/- sulbactam)

Cefepim

Trực khuẩn gram âm

E.Coli

X

X

X

X

X

K.Pneumoniae

X

X

X

X

X

K.Oxytoca

X

X

X

X

X

H.Influenza

X

X

X

X

X

P.Aeruginosa

X

X

X

A.Baumannii

S.maltophilia

Cầu khuẩn gram dương

S.pneumoniae

X

X

X

X

MSSA

X

X

X

X

X

MRSA

Cầu khuẩn gram âm

N.Mengitinis

X

X

X

X

X

N.gonorrhoeae

X

X

X

X

X

Kỵ khí, trừ C.difficile

X

X

X

X


Bảng 2. Dược động học và chỉ định điều trị

Cefotaxim

Ceftriaxon

Ceftazidim

Cefoperazon

(+/- sulbactam)

Cefepim

Thể tích phân bố (L/kg)

0,53

0,34-0,37

0,23-0,37

10-13

14-20

Tỉ lệ gắn protein huyết tương (%)

40

85-90

5-24

82-93

16-19

Thời gian bán thải (giờ)

2,5

6-9

2

2

2

Đường thải trừ chủ yếu

Nước tiểu

Nước tiểu, mật

Nước tiểu

Mật

Nước tiểu

Chỉ định điều trị

Nhiễm khuẩn hô hấp dưới

+

+

+

+

+

Nhiễm khuẩn tiết niệu có biến chứng

+

+

+

+

+

Nhiễm trùng phụ khoa

+

+

+

+

+

Nhiễm khuẩn ổ bụng

+

+

+

+

+

Nhiễm khuẩn da – mô mềm

+

+

+

+

+

Nhiễm trùng cơ – xương – khớp

+

+

+

+

+

Nhiễm khuẩn huyết

+

+

+

+

+

Nhiễm trùng thần kinh trung ương

+

+

+

+

Phân loại AWARE (WHO)

Watch

Watch

Watch

Watch

Watch


Về mặt dược động, cefoperazon có một số điểm khác biệt so với các kháng sinh cùng nhóm. Thứ nhất, thuốc này thải trừ chủ yếu qua mật, do đó đây có thể là lựa chọn an toàn cho những bệnh nhân suy giảm chức năng thận nặng, nhưng cần thận trọng khi dùng trên bệnh nhân xơ gan. Thứ hai, cefoperazon, cùng với ceftriaxon, có tỉ lệ gắn với albumin huyết tương cao, do đó cần thận trọng khi sử dụng trên những bệnh nhân giảm albumin máu, xơ gan hoặc bỏng. Ngoài ra, cefoperazon không qua được hàng rào máu não, do đó không được chỉ định trong các trường hợp viêm màng não mủ. 

2.  Sự đề kháng của cephalosporin thế hệ 3, 4

2.1. Tình hình tiêu thụ và đề kháng các cephalosporin thế hệ 3, 4

Theo nghiên cứu VINARES (2013) khảo sát thực trạng sử dụng và đề kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện tại Việt Nam, cephalosporin thế hệ 3 là nhóm kháng sinh được sử dụng thường xuyên nhất trong nhiễm trùng bệnh viện (223DDD/1000 bệnh nhân/ngày chiếm 24% tổng lượng tiêu thụ kháng sinh), theo sau là nhóm fluoroquinolon. Hơn 50% các chủng Enterobacteriaceae được báo cáo đề kháng với cephalosporin thế hệ 3 dù tỉ lệ đề kháng không phân bố đồng đều ở các bệnh viện khảo sát. Trong đó tỉ lệ đề kháng ở các chủng Klebsiella spp. với cephalosporin thế hệ 3 là 68%. 

Hình 1. Mức độ tiêu thụ và đề kháng kháng sinh theo nghiên cứu VINARES

Hình 2. Mức độ đề kháng giữa cephalosporin thế hệ 3, 4
so với các nhóm khác từ nghiên cứu VINARES từ 15 bệnh viện


2.2.Sự đề kháng do AmpC b-lactamase và các khuyến cáo hiện tại

AmpC β-lactamase là các enzym β-lactamase serine được tạo ra từ gen trên plasmid của một số chủng Enterobacter và các vi khuẩn Gram âm không lên men glucose. Sự sản sinh men này cho phép các chủng này chống lại tác động của phần lớn các cephalosporin thế hệ 3, 4. Enterobacter cloacae, Klebsiella aerogenes, và Citrobacter freundii có nguy cơ từ trung bình đến cao trong việc sinh men AmpC β-lactamase.

Cefepim có ưu điểm là vừa là thuốc cảm ứng tạo AmpC yếu, vừa chịu được sự thủy phân bởi các β-lactamase của AmpC vì tạo thành phức hợp enzym acyl bền. Do đó, đây là một kháng sinh hiệu quả để điều trị nhiễm trùng liên quan đến sinh men AmpC. Mặc dù cefepime có thể có hiệu quả để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn sinh AmpC, nó vẫn chưa tối ưu nếu vi khuẩn có đồng khả năng sinh ESBL. Các chủng Enterobacter có MIC đối với cefepim là 4-8 mcg/mL có khả năng cao tạo ra ESBL. Trong những trường hợp đó, cần ưu tiên sử dụng liệu pháp carbapenem (ví dụ: ertapenem, meropenem, imipenem-cilastatin). Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng imipenem là chất cảm ứng men AmpC mạnh do đó việc sử dụng rộng rãi kháng sinh này có thể là nguy cơ chính thúc đẩy tốc độ đề kháng phần lớn các cephalosporin thế hệ 3, 4 liên quan đến AmpC.

3. Tối ưu hóa chế độ liều cephalosporin theo dược động học – dược lực học

Cephalosporin cũng như penicillin là các kháng sinh có hiệu lực diệt khuẩn phụ thuộc vào thời gian. Các bằng chứng và khuyến cáo hiện tại đề xuất chế độ liều truyền kéo dài để nâng cao hiệu lực diệt khuẩn thông qua nâng cao khả năng đạt được mục tiêu dược động học – dược lực học (PK/PD) là tối thiểu 50 – 70% thời gian nồng độ thuốc tại mô nhiễm lớn hơn nồng độ ức chế tối thiểu (MIC). Trong đó MIC được xác định bằng 4 lần giá trị điểm gãy (breakpoint) của kháng sinh với chủng vi khuẩn đó xác định theo EUCAST.

Đối với các bệnh nhân hồi sức, sự biến thiên nồng độ của b-lactam thường khó đoán trước do sự biến đổi về thể tích phân bố (Vd) và thời gian bán thải (t1/2), điều này trực tiếp ảnh hưởng đến thời gian nồng độ thuốc lớn hơn MIC và dẫn đến việc khó đạt được mục tiêu % fT > MIC thỏa mãn hiệu lực của thuốc. Theo tổng quan hệ thống của Joao Gonçalves-Pereira và cộng sự, việc rút ngắn khoảng cách liều và một chế độ truyền kéo dài hoặc liên tục cho thấy khả năng đạt % T > 4 lần breakpoint được chứng minh mang lại hiệu quả lâm sàng cao hơn.


Bảng 3. Chế độ liều khuyến cáo hiện tại của các cephalosporin thế hệ 3, 4


4.  Kết luận

Cephalosporin thế hệ 3 là một trong những nhóm kháng sinh sử dụng nhiều nhất trong nhiễm khuẩn bệnh viện ở đa chuyên khoa. Việc hiểu rõ các đặc điểm dược lực học, dược động học cũng như đặc điểm đề kháng là rất cần thiết để tối ưu hóa sự lựa chọn cũng như chế độ liều trong thực hành, sao cho tối đa hiệu quả nhưng hạn chế đề kháng thuốc.


Đơn vị Dược lâm sàng – Thông tin thuốc – Khoa Dược


Tài liệu tham khảo

1.  Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, ban hành kèm theo quyết định 708/QĐ-BYT ngày 02/03/2015

2.  Bộ Y tế (2018), Dược thư Quốc gia Việt Nam

3.  Laurence L.Brunton (2018). Goodman & Gilman’s The Pharmacological basis of therapeutics 13th edition. 

4.  Vu TVD, Do TTN, Rydell U, Nilsson LE, Olson L, Larsson M, Hanberger H, Choisy M, Dao TT, van Doorn HR, Nguyen VK, Nguyen VT, Wertheim HFL; VINARES consortium. Antimicrobial susceptibility testing and antibiotic consumption results from 16 hospitals in Viet Nam: The VINARES project 2012-2013. J Glob Antimicrob Resist. 2019 Sep;18:269-278.

5.  First report on antibiotic use and resistance in Vietnam hospitals in 2008-2009

6.  Tamma PD, Doi Y, Bonomo RA, et al. A Primer on AmpC β-Lactamases: Necessary Knowledge for an Increasingly Multidrug-resistant World. Clinical Infectious Diseases : an Official Publication of the Infectious Diseases Society of America. 2019 Sep;69(8):1446-1455. 

7.  Tamma PD, Aitken SL, Bonomo RA, Mathers AJ, van Duin D, Clancy CJ. Infectious Diseases Society of America Guidance on the Treatment of AmpC β-lactamase-Producing Enterobacterales, Carbapenem-Resistant Acinetobacter baumannii, and Stenotrophomonas maltophilia Infections. Infectious Diseases Society of America 2021; Version 2.0.

8.  Gonçalves-Pereira J, Póvoa P. Antibiotics in critically ill patients: a systematic review of the pharmacokinetics of β-lactams. Crit Care. 2011;15(5):R206. 

9.  Thông tin kê toa được phê duyệt bởi FDA: CLAFORAN® (Cefotaxim); ROCEPHIN® (Ceftriaxon); FORTAZ ® (Ceftazidim); CEFOBID ® (Cefoperazon);

10.        https://www.uptodate.com/contents/prolonged-infusions-of-beta-lactam-antibiotics



Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Thông báo số 42 Về việc tuyển chọn bệnh nhi Chương trình phẫu thuật miễn phí “Thắp sáng nụ cười trẻ thơ” năm 2024
Quyết định số 139/QĐ-BVTĐHYDCT về việc Cập nhật Quy trình xử lý văn bản hành chính tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ.
Lựa chọn thực phẩm an toàn trong dịp Tết
Giấy giới thiệu về việc giới thiệu học viên Sau đại học thực hành tại Bệnh viện (BSNT Phụ sản)
Giấy giới thiệu về việc giới thiệu học viên Sau đại học thực hành tại Bệnh viện (Gây mê hồi sức)
Kế hoạch thực hành lâm sàng thực hành Y học đại cương - Học kỳ I năm học 2023-2024
ĐĂNG KÝ GIẢNG DẠY HỘI TRƯỜNG
HỘI THẢO KHOA HỌC “CẬP NHẬT NHỮNG ĐIỀU TRỊ MỚI TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG CỦA CÁC BỆNH LÝ: TIM MẠCH - ĐÁI THÁO ĐƯỜNG”
Hội thảo “Điều trị các bệnh hô hấp giai đoạn giao mùa”
SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN VÀ VIÊM PHỔI THỞ MÁY: CẬP NHẬT MỚI TỪ KHUYẾN CÁO HỘI HÔ HẤP & HỘI HỒI SỨC CHỐNG ĐỘC 2023
THUỐC ỨC CHẾ MIỄN DỊCH TRONG BỆNH PHỔI KẼ: MỘT SỐ LƯU Ý VỀ AN TOÀN THUỐC
Dinh dưỡng phẫu thuật cắt dạ dày
Xuống thang kháng sinh
FLUOROQUINOLON – CẢNH GIÁC VIỆC XUẤT HIỆN Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI TỰ SÁT TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ
Về việc mời chào giá Mua vật tư y tế cho Khoa Răng Hàm Mặt
Thông báo số 364 Về việc thay đổi giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
HỘI THẢO KHOA HỌC “CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG SỐNG VÀ TIÊN LƯỢNG SỐNG CHO BỆNH NHÂN TIM MẠCH VÀ BỆNH THẬN MẠN”
Hội thảo “Cập nhật các tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tai giữa”
Thông báo 353 về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 2,069,723
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI