Phát hiện tín hiệu phản ứng có hại của thuốc: nền tảng của công tác cảnh giác dược
CHUYÊN MỤC: Dược lý - Dược lâm sàng
Đăng vào lúc [2022-01-04 15:04:04] Lượt xem: 742 375
Tác giả: Chưa xác định
   Độc tính và các tác dụng không mong muốn là yếu tố quan trọng cần cân nhắc trong quá trình sử dụng thuốc cho người bệnh, bên cạnh hiệu quả, chi phí điều trị và các tiêu chí khác như chính sách về dùng thuốc, bảo hiểm hay khả năng tuân thủ điều trị. 


   1. Tầm quan trọng của việc ghi nhận và báo cáo các tín hiệu có thể liên quan đến nguy cơ do thuốc

Độc tính và các tác dụng không mong muốn là yếu tố quan trọng cần cân nhắc trong quá trình sử dụng thuốc cho người bệnh, bên cạnh hiệu quả, chi phí điều trị và các tiêu chí khác như chính sách về dùng thuốc, bảo hiểm hay khả năng tuân thủ điều trị.

Phản ứng có hại có thể ảnh hưởng đến kết cục lâm sàng, thời gian điều trị dùng thuốc, thời gian nằm viện, nguy cơ tái nhập viện và chi phí điều trị lâu dài của người bệnh. Trên thực tế, nhiều biến cố bất lợi trong thực hành lâm sàng diễn ra có thể liên quan đến thuốc, có thể do phản ứng có hại của thuốc (bao gồm phản ứng liên quan đến miễn dịch hoặc độc tính trực tiếp), cũng có thể do sử dụng thuốc chưa hợp lý (liều dùng, dạng dùng, thời gian dùng và các tương tác thuốc). Các biến cố này có thể xảy ra ngay lập tức trong quá trình dùng thuốc, mặt khác cũng có thể xuất hiện muộn hơn (từ vài giờ, vài ngày, thậm chí sau khi quá trình dùng thuốc đã kết thúc).

Việc phát hiện các tín hiệu và ghi nhận các biểu hiện có thể liên quan biến cố bất lợi do thuốc đóng vai trò quan trọng trong công tác cảnh giác dược tại bệnh viện. Việc ghi nhận này tạo cơ sở để phân tích tương quan giữa biến cố bất lợi và thuốc dùng cũng như giữa lợi ích và nguy cơ của một thuốc. Từ đó, Hội đồng thuốc và Điều trị bệnh viện có cơ sở lựa chọn thuốc đưa vào hoặc loại khỏi danh mục thuốc bệnh viện. Ngoài ra, trong thực hành lâm sàng, đây cũng là cơ sở để lựa chọn thuốc, cá thể hóa cho từng người bệnh, đặc biệt là những bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ (trẻ em, cao tuổi, có thai, suy giảm chức năng gan, thận, có tiền sử dị ứng, có tiền sử mắc nhiều bệnh mạn tính…).

Từ nghị định 131/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động Dược lâm sàng Bệnh viện, đến quyết định 122/QĐ-BYT ban hành Hướng dẫn quốc gia về Cảnh giác dược (lần 2) đều nhấn mạnh vai trò của tất cả nhân viên y tế (bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, nhân viên y tế khác) trong công tác cảnh giác dược. Trong đó, dược sĩ lâm sàng đóng vai trò trung tâm, hướng dẫn, tham gia, đầu mối tổng hợp, phân tích tương quan giữa biến cố và thuốc, cập nhật thông tin để đưa đến các kết luận về quan hệ lợi ích-nguy cơ của thuốc tại bệnh viện.

2. Các biểu hiện tín hiệu cần chú ý khi đánh giá sử dụng thuốc trên lâm sàng

Trên thực hành lâm sàng, việc phát hiện các tín hiệu nghi ngờ liên quan đến phản ứng có hại của thuốc phần nào gặp nhiều khó khăn do các tín hiệu này có thể biểu hiện đa dạng qua các dấu hiệu lâm sàng hoặc cận lâm sàng (hình ảnh và các chỉ số xét nghiệm). Các biểu hiện này có thể dễ nhầm lẫn với các biểu hiện bệnh lý chính hoặc bệnh lý mắc kèm của người bệnh. Trong trường hợp nghi ngờ, bác sĩ, điều dưỡng và dược sĩ lâm sàng cần ghi nhận và báo cáo phản ứng có hại này. Các tín hiệu được báo cáo không phải chỉ bao gồm các biểu hiện xác định chắc chắn do phản ứng có hại của thuốc. Tương quan này sẽ được đánh giá lại dựa trên chuỗi tín hiệu được ghi nhận. Từ đó, tổ Dược lâm sàng-thông tin thuốc sẽ tổng hợp các thông tin, báo cáo về Trung tâm Quốc gia về ADR và thông tin thuốc, nhận phản hồi và thông tin đến nhân viên y tế tại bệnh viện để thực hành sử dụng thuốc an toàn-hiệu quả hơn.

Bảng dưới đây đưa ra các tín hiệu về lâm sàng và các chỉ dấu cận lâm sàng cần quan tâm và các thuốc có nguy cơ nhằm giúp các bác sĩ, điều dưỡng và dược sĩ lâm sàng có cơ sở phát hiện ADR trong quá trình theo dõi, giám sát sử dụng thuốc.

Bảng 1. Các biểu hiện lâm sàng cần cân nhắc, đánh giá nguy cơ do thuốc

STT

Phản ứng

Loại phản ứng

Thuốc nguy cơ gây ADR

1

Ban ngứa, nổi mẩn đỏ, mề đay, phù Quincke

Mẫn cảm, dị ứng; phản ứng tại chỗ

Ampicillin, amoxicillin…

Ceftriaxon, Ceftazidim…

Cotrimoxazol, metronidazol

NSAIDs (diclofenac…)

Allopurinol

Thuốc hóa trị (paclitaxel)

Thuốc chống động kinh (carbamezepin…)

Thuốc tê (lidocain, bupivacain), thuốc gây mê.

Dịch truyền acid amin…

2

Sốc phản vệ

Mẫn cảm, dị ứng

Phản ứng cấp tính, tỉ lệ tử vong cao

3

Đỏ bừng nửa thân trên, kèm theo độc tính tim mạch

Giả dị ứng

Vancomycin

4

Nôn, buồn nôn

Mẫn cảm, dị ứng;

RLCN tiêu hóa

Cefoperazol/sulbactam

NSAIDs

Digoxin, Amiodaron

Valproic acid

Các thuốc hóa trị (doxorubicin, oxaliplatin…)

5

Tiêu chảy

Mẫn cảm, dị ứng; bội nhiễm; RLCN tiêu hóa

Thuốc nhuận tràng

Ampicillin, amoxicillin,…

Acarbose

Diacerein

Colchicin

Các thuốc hóa trị

6

Ho khan, phù mạch

Tác dụng dược lý trực tiếp, phản ứng đặc ứng

Các thuốc ức chế men chuyển

ức chế thụ thể angiotensin II

Nhóm opioids

7

Viêm, đau cơ vân

Tác dụng dược lý trực tiếp, phản ứng đặc ứng

Atorvastatin, simvastatin…

Fibrat

Corticosteroids

Colchicin

8

Hội chứng serotonin

Tác dụng dược lý trực tiếp, phản ứng đặc ứng

TCAs (amitriptylin)

SSRIs (sertralin)

MAOIs (tranylcypromin)

Linezolid

Opioids (pethidin, tramadol…)

9

Phản ứng tại vị trí tiêm

Giả dị ứng, phản ứng

tại chỗ

Quinolon (ciprofloxacin,
levofloxacin, moxifloxacin…)

Thuốc hóa trị (paclitaxel, oxaliplatin, …)

10

Sốt do thuốc

Có thể là quá mẫn hoặc tác dụng trực tiếp, phản ứng đặc ứng

Kháng sinh (nhóm penicillin, quinolon, aminoglycosid…)

Thuốc hóa trị

Thuốc chống động kinh, an thần, chống trầm cảm

Nhóm PPI (omeprazol,…)


Bảng 2. Các chỉ dấu cận lâm sàng cần cân nhắc, đánh giá nguy cơ do thuốc

STT

Chỉ dấu CLS

Giá trị CLS

Thuốc nguy cơ gây ADR

1

Tăng tiểu cầu

> 1 000 000 đv/mm3

Amoxicillin/clavulanat

Ceftazidim, ceftriaxon…

Ciprofloxacin…

Miconazol

Enoxaparin

Thuốc hóa trị (gemcitabin, cyclosporin, methotrexat…)

2

Giảm tiểu cầu

< 50 000đv/mm3

Linezolid

Vancomycin

Cotrimoxazol

Heparin

NSAIDS (diclofenac, naproxen), Paracetamol

Thuốc hóa trị (cyclosporin)

Thuốc chống động kinh (carbamazepin, acid valproic)…

3

Giảm bạch cầu hạt

< 3 000 đv/mm3

Nhóm betalactam (amoxicllin, piperacillin, imipenem, cefotaxim)

Vancomycin

Cotrimoxazol

Aspirin

Thuốc kháng giáp

(benzylthioracil, carbimazol)

4

Tăng bạch cầu ái toan

> 1 500 tế bào/mm3

Minocyclin, tigecyclin

NSAIDs

Allopurinol

Hydroclorothiazid

Carbamazepin…

5

Tăng kali máu

> 5 mmol/L

Kali clorid

Các thuốc ức chế men chuyển (ACEi), ức chế thụ thể (ARB)

Spironolacton

Digoxin

NSAIDs

Heprain

Cotrimoxazol

Erythromycin…

6

Hạ kali máu

< 3,5 mmol/L

Furosemid

Gentamycin

Colistin

Liều cao penicillins

Amphotericin B

Insulin

Corticosteroids,

Salbutamol, salmeterol…

7

Hạ natri máu

< 135 mmol/L

Indapamid

Cotrimoxazol

Theophyllin

Morphin, dẫn chất opioid

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống động kinh (valproat)

Thuốc ức chế men chuyển

Amiodaron…

8

Hạ glucose máu

< 50 mg/dL

(< 2.78 mmol/L)

Insulin

Thuốc hạ đường huyết đường uống (glyclazid, glymepirid)

Kháng sinh (cotrimoxazol, pipera-cillin, cotrimoxazol, ciprofloxacin)

NSAIDs…

9

Tăng transaminase

(AST, ALT)

> 5 lần giới hạn bình thường (150U/L)

Statin (atorvastatin, simvastatin…)

NSAIDs

Allopurinol

Amiodaron

Kháng sinh (amoxicillin, cotrimoxazol, minocyclin, levofloxacin …)

Thuốc chống động kinh (phenytoin, carbamazepin, valproat)

 

10

Tăng creatinin máu

> 1.2 mg/dl (nam)

> 1.1 mg/dl (nữ)

Aminoglycosid

Cephalosporin (ceftazidim, cefoperazon, cefepim…)

Cotrimoxazol

Amphotericin B

NSAIDs …

11

Tăng thời gian prothrombin

> 100s

Quá liều Heparin, warfarin

12

Giảm thời gian prothrombin kèm theo xuất huyết

< 8s

Cefoperazol

Clindamycin

Aminoglycosid …

13

Kéo dài khoảng QT

Kéo dài QT > 500ms trên điện tâm đồ

Thuốc chống loạn nhịp (amiodaron)

Macrolid (clarithromycin)

Quinolon (levofloxacin, moxifloxacin)

Chống nôn (ondansetron)…


Đơn vị Dược lâm sàng – Thông tin thuốc – Khoa Dược


Tài liệu tham khảo

1.    Bộ Y tế (2018), Dược thư Quốc gia Việt Nam

2.    Bộ Y tế (2021), Hướng dẫn quốc gia về Cảnh giác Dược

3.    Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc của các biệt dược được Cục QLD phê duyệt



Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Thông báo số 64 Nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024
Thông báo số 42 Về việc tuyển chọn bệnh nhi Chương trình phẫu thuật miễn phí “Thắp sáng nụ cười trẻ thơ” năm 2024
Quyết định số 139/QĐ-BVTĐHYDCT về việc Cập nhật Quy trình xử lý văn bản hành chính tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ.
Lựa chọn thực phẩm an toàn trong dịp Tết
Giấy giới thiệu về việc giới thiệu học viên Sau đại học thực hành tại Bệnh viện (BSNT Phụ sản)
Giấy giới thiệu về việc giới thiệu học viên Sau đại học thực hành tại Bệnh viện (Gây mê hồi sức)
Kế hoạch thực hành lâm sàng thực hành Y học đại cương - Học kỳ I năm học 2023-2024
ĐĂNG KÝ GIẢNG DẠY HỘI TRƯỜNG
HỘI THẢO KHOA HỌC “CẬP NHẬT NHỮNG ĐIỀU TRỊ MỚI TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG CỦA CÁC BỆNH LÝ: TIM MẠCH - ĐÁI THÁO ĐƯỜNG”
Hội thảo “Điều trị các bệnh hô hấp giai đoạn giao mùa”
SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN VÀ VIÊM PHỔI THỞ MÁY: CẬP NHẬT MỚI TỪ KHUYẾN CÁO HỘI HÔ HẤP & HỘI HỒI SỨC CHỐNG ĐỘC 2023
THUỐC ỨC CHẾ MIỄN DỊCH TRONG BỆNH PHỔI KẼ: MỘT SỐ LƯU Ý VỀ AN TOÀN THUỐC
Dinh dưỡng phẫu thuật cắt dạ dày
Xuống thang kháng sinh
FLUOROQUINOLON – CẢNH GIÁC VIỆC XUẤT HIỆN Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI TỰ SÁT TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ
Về việc mời chào giá Mua vật tư y tế cho Khoa Răng Hàm Mặt
Thông báo số 364 Về việc thay đổi giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
HỘI THẢO KHOA HỌC “CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG SỐNG VÀ TIÊN LƯỢNG SỐNG CHO BỆNH NHÂN TIM MẠCH VÀ BỆNH THẬN MẠN”
Hội thảo “Cập nhật các tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tai giữa”
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 2,092,688
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI