Hướng dẫn các vấn đề về thuốc dành cho bệnh nhân COVID-19 “đủ điều kiện” điều trị tại nhà
CHUYÊN MỤC: Dược lý - Dược lâm sàng
Đăng vào lúc [2021-08-02 18:27:21] Lượt xem: 1572 344
Tác giả: Chưa xác định
  Trước tình hình số ca nhiễm trong cộng đồng ngày càng tăng cao tại khắp các tỉnh thành, đặc biệt là khu vực phía Nam hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 5599/BYT-MT, trong đó có nội dung về hướng dẫn quản lý bệnh nhân COVID-19 thỏa mãn một số điều kiện được cơ sở y tế chấp thuận theo dõi điều trị tại nhà (tính đến 25/7/2021 đã thí điểm áp dụng tại TPHCM).

Lời mở đầu: Trước tình hình số ca nhiễm trong cộng đồng ngày càng tăng cao tại khắp các tỉnh thành, đặc biệt là khu vực phía Nam hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 5599/BYT-MT, trong đó có nội dung về hướng dẫn quản lý bệnh nhân COVID-19 thỏa mãn một số điều kiện được cơ sở y tế chấp thuận theo dõi điều trị tại nhà (tính đến 25/7/2021 đã thí điểm áp dụng tại TPHCM).

Các điều kiện để ca bệnh được tự cách ly và điều trị tại nhà

Dưới đây là lời giải đáp cho 6 câu hỏi quan trọng dành cho bệnh nhân và người nhà người bệnh về việc dùng thuốc nếu tự điều trị và theo dõi tại nhà. Lưu ý rằng các nội dung này áp dụng cho các đối tượng đã được đề cập ở phần mở đầu, không áp dụng cho trường hợp “dự phòng” COVID-19.

Câu hỏi 1: Cần lưu ý gì nếu cần dùng paracetamol khi điều trị tại nhà?

Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt; trong điều trị chỉ có tác dụng trong giảm nhẹ các triệu chứng khi nhức mỏi, sốt cao trên 38,50C ở bệnh nhân COVID-19. Thuốc này sẽ không giúp người bệnh giảm các triệu chứng khó chịu khác của đường hô hấp như khó thở, …

Khi sử dụng paracetamol, người bệnh cần lưu ý chỉ nên sử dụng nếu có dấu hiệu sốt cao, khi các biện pháp như chườm nóng, giữ môi trường thoáng mát… không hiệu quả. Liều dùng mỗi lần là 500mg hoặc 650mg, hai liều cách nhau tối thiểu 4 giờ và không dùng quá 8 viên 500mg hoặc 6 viên 650mg/ngày để tránh gây độc cho gan. Nên thường xuyên tự theo dõi nhiệt độ trong quá trình tự điều trị bệnh. 

Thuốc nên được dùng cách bữa ăn từ 30 phút đến 1 giờ vì thức ăn có thể làm chậm việc hấp thu thuốc, không nên dùng dạng viên sủi nếu bệnh nhân có các bệnh nền về tim mạch kèm theo như tăng huyết áp.

Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng nếu bệnh nhân có bệnh lý về gan. Ngoài ra không được uống rượu và các đồ uống có cồn khác trong quá trình sử dụng thuốc vì sẻ ảnh hưởng xấu đối với gan. Trong trường hợp cơn sốt kéo dài và tăng cao không kiểm soát được bằng paracetamol, cần liên hệ cơ sở y tế để nhận chăm sóc y tế chuyên sâu.

Câu hỏi 2: Có nên dùng các thuốc giảm đau hạ sốt khác như ibuprofen, naproxen hay diclofenac không? Nếu cần thiết dùng thì cần lưu ý gì?

Các thuốc như ibuprofen, naproxen hay diclofenac có tác dụng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm tương tự paracetamol và từng được ưa chuộng trong giảm nhẹ các triệu chứng do COVID19 ở một số quốc gia Âu – Mỹ.

Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện tại đồng thuận rằng các thuốc này không mang lại bất kỳ lợi ích nào trong việc phục hồi sau COVID-19 và không được khuyến cáo sử dụng rộng rãi, trừ trường hợp các thuốc này được kê đơn để điều trị triệu chứng cho một số bệnh kèm theo về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp… Những trường hợp này nên sử dụng thuốc theo đơn có sự cân nhắc của bác sĩ và hướng dẫn của dược sĩ.   

Tác dụng phụ điển hình của nhóm các thuốc này là có thể gây viêm loét dạ dày. Vì vậy nếu được kê đơn sử dụng, nên uống thuốc sau khi ăn no để hạn chế tác dụng phụ này. Một số thuốc kháng acid như phosphalugel (dùng cách xa bữa ăn 2 giờ) hay thuốc ức chế tiết acid như omeprazol, esomeprazol (dùng trước ăn 30-60 phút) có thể cần thiết nếu bệnh nhân gặp các phản ứng phụ này.

Câu hỏi 3: Các thuốc kháng viêm mạnh như dexamethason, methylprednisolon cần lưu ý điều gì khi sử dụng?

Dexamethason, methylprednisolon… được gọi là các kháng viêm corticoid. Các thuốc này đã được chứng minh là có lợi ích trong cải thiện các triệu chứng do đáp ứng viêm toàn thân ở người nhiễm SARS-CoV-2 và được khuyến cáo điều trị cho những bệnh nhân nặng đang điều trị tại cơ sở y tế theo hướng dẫn điều trị COVID-19 hiện hành của Bộ Y tế ban hành ngày 14/7/2021 theo quyết định số 3416/QĐ-BYT.

Nếu bệnh nhân sau khi điều trị tại CSYT đủ tiêu chuẩn điều trị cách ly tại nhà được kê đơn corticoid đường uống, bệnh nhân cần tuân thủ những hướng dẫn sử dụng các thuốc này khi điều trị tại nhà.

Liều dùng đường uống khi điều trị ở người trưởng thành: ưu tiên dexamethason (6-12mg/lần, 1 lần/ngày); hoặc methylprednisolon (16mg/lần, 2 lần/ngày), prednisolon (40mg/lần, 1 lần/ngày); cần tuân thủ liều dùng theo đơn thuốc và không nên tự ý mua sử dụng thêm corticoid dùng thêm khi dùng hết đơn. 

Các corticoid có nhiều tác dụng phụ khác nhau ảnh hưởng lên hệ nội tiết, tiêu hóa, xương khớp… nếu sử dụng liều cao kéo dài. Nếu dùng 1 lần trong ngày, thời điểm dùng tối ưu là 8 giờ sáng để hạn chế ảnh hưởng đối với hoạt động nội tiết của cơ thể.

Những trường hợp bệnh nhân COVID-19 có bệnh nền đang điều trị bằng corticoid cần tiếp tục điều trị bệnh nền bằng corticosteroid toàn thân. Trong trường hợp này, loại corticosteroid, liều lượng, và cách sử dụng duy trì theo tình trạng bệnh nền đã có.

 Những bệnh nhân được kê đơn điều trị COVID-19 tại nhà có dùng corticoid cần lưu ý tự theo dõi đường huyết, nhất là những bệnh nhân có bệnh nền đái tháo đường. Cần thông báo cho bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ khi đang sử dụng các thuốc như insulin, hoặc các kháng sinh như ciprofloxacin, levofloxacin… để được tư vấn tránh các tương tác thuốc có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.  

Câu hỏi 4: Có cần dùng “thêm” kháng sinh để điều trị COVID-19 tại nhà không?

Kháng sinh chỉ có tác dụng trên vi khuẩn, KHÔNG tác dụng đối với virút, bao gồm SARS-CoV2. Do đó người bệnh không nên tự ý mua thuốc kháng sinh không đơn để điều trị COVID trong quá trình tự theo dõi tại nhà.

Trong trường hợp người bệnh xuất viện sau 10 ngày với 2 lần xét nghiệm PCR âm tính và được kê đơn kháng sinh, người bệnh cần hiểu rằng bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh không nhằm mục đích chữa khỏi COVID-19 mà chủ yếu điều trị nhiễm trùng cơ hội do vi khuẩn ở bệnh nhân. Vì vậy, ngoại trừ trường hợp này, người bệnh không nên tự ý mua kháng sinh không có đơn, để tránh các phản ứng bất lợi do thuốc cũng như gia tăng đề kháng kháng sinh. 

Câu hỏi 5: Việc bổ sung các vitamin, khoáng chất dạng thuốc viên có lợi ích khi điều trị COVID-19 hay không?

Chế độ ăn uống đầy đủ, đặc biệt là vitamin và chất khoáng đóng vai trò quan trọng trong sự hồi phục của bệnh nhân COVID-19.

Các thành phần chính trong chế độ ăn uống như vitamin C, D, E, kẽm, selen và axit béo omega 3 có tác dụng điều hòa miễn dịch được thiết lập tốt, có lợi trong bệnh truyền nhiễm và rút ngắn thời gian hồi phục. Một số chất dinh dưỡng này cũng đã được chứng minh là có vai trò tiềm năng trong phục hồi sau COVID-19. 

Trong trường hợp chế độ ăn của người bệnh bị cách ly, hoặc giãn cách xã hội, hoặc một số điều kiện cụ thể không đảm bảo được khẩu phần đầy đủ các chất dinh dưỡng, một số vitamin và khoáng (như trên) có thể được cung cấp ở dạng thuốc. Đối với vitamin C, liều dùng không quá 1g/ngày. Dùng liều cao hơn có thể gây sỏi oxalat niệu, một số tác dụng phụ khác có thể gặp như tiêu chảy, nóng bừng, mất ngủ. Tương tự liều các loại vitamin khác sử dụng theo hướng dẫn của tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Không dùng dạng viên sủi nếu bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp. Đối với một số khoáng chất như canxi hoặc kẽm, cần liên hệ để nhận tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bệnh nhân đang dùng một số thuốc điều trị khác như ciprofloxacin, levofloxacin… để tránh tương tác thuốc có thể xảy ra. 

Câu hỏi 6: Bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý nền như hen suyễn, đái tháo đường, tăng huyết áp… có cần dừng thuốc khi đang tự điều trị COVID-19 tại nhà không?

Biến chứng của bệnh nền đóng vai trò quan trọng trong tiến triển và mức độ nặng của bệnh COVID-19. Do vậy kiểm soát tốt bệnh nền (đái tháo đường, tim mạch, …), đặc biệt là tuân thủ tốt sử dụng các thuốc đang dùng như các thuốc tim mạch, thuốc điều hòa đường huyết, thuốc giảm đau kháng viêm, thuốc hít trị hen suyễn… giúp bệnh nhân giảm các nguy cơ tiến triển xấu của bệnh.

Việc tự ý ngưng thuốc điều trị bệnh mạn tính đột ngột có thể gây các biến chứng nguy hiểm như hạ đường huyết, mất kiểm soát huyết áp cũng như các hội chứng lâm sàng nghiêm trọng khác.

Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ để nhận được sự tư vấn phù hợp liên quan đến việc dùng thuốc trong trường hợp cảm thấy muốn thay đổi, dừng hoặc bổ sung một loại thuốc điều trị nào khác. 

Đơn vị Dược lâm sàng – Thông tin thuốc – Khoa Dược 

Tài liệu tham khảo

1.    Bộ Y tế (2021), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi rút Corona mới (SARS-CoV-2) ban hành kèm theo quyết định 3416/QĐ-BYT ngày 14/7/2021.

2.    Bộ Y tế (2021), Hướng dẫn giảm thời gian cách ly, thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà, quản lý điều trị bệnh nhân COVID-19, theo công văn số 5599/BYT-MT ngày 14/7/2021.

3.    Bộ Y tế (2018), Dược thư Quốc gia Việt Nam

4.    https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/if-you-are-sick/care-for-someone.html  



Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Thông báo số 64 Nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024
Thông báo số 42 Về việc tuyển chọn bệnh nhi Chương trình phẫu thuật miễn phí “Thắp sáng nụ cười trẻ thơ” năm 2024
Quyết định số 139/QĐ-BVTĐHYDCT về việc Cập nhật Quy trình xử lý văn bản hành chính tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ.
Lựa chọn thực phẩm an toàn trong dịp Tết
Giấy giới thiệu về việc giới thiệu học viên Sau đại học thực hành tại Bệnh viện (BSNT Phụ sản)
Giấy giới thiệu về việc giới thiệu học viên Sau đại học thực hành tại Bệnh viện (Gây mê hồi sức)
Kế hoạch thực hành lâm sàng thực hành Y học đại cương - Học kỳ I năm học 2023-2024
ĐĂNG KÝ GIẢNG DẠY HỘI TRƯỜNG
HỘI THẢO KHOA HỌC “CẬP NHẬT NHỮNG ĐIỀU TRỊ MỚI TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG CỦA CÁC BỆNH LÝ: TIM MẠCH - ĐÁI THÁO ĐƯỜNG”
Hội thảo “Điều trị các bệnh hô hấp giai đoạn giao mùa”
SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN VÀ VIÊM PHỔI THỞ MÁY: CẬP NHẬT MỚI TỪ KHUYẾN CÁO HỘI HÔ HẤP & HỘI HỒI SỨC CHỐNG ĐỘC 2023
THUỐC ỨC CHẾ MIỄN DỊCH TRONG BỆNH PHỔI KẼ: MỘT SỐ LƯU Ý VỀ AN TOÀN THUỐC
Dinh dưỡng phẫu thuật cắt dạ dày
Xuống thang kháng sinh
FLUOROQUINOLON – CẢNH GIÁC VIỆC XUẤT HIỆN Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI TỰ SÁT TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ
Về việc mời chào giá Mua vật tư y tế cho Khoa Răng Hàm Mặt
Thông báo số 364 Về việc thay đổi giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
HỘI THẢO KHOA HỌC “CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG SỐNG VÀ TIÊN LƯỢNG SỐNG CHO BỆNH NHÂN TIM MẠCH VÀ BỆNH THẬN MẠN”
Hội thảo “Cập nhật các tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tai giữa”
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 2,087,893
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI