Hiểu đúng về điểm gãy và ứng dụng dược động học – dược lực học kháng sinh
CHUYÊN MỤC: Dược lý - Dược lâm sàng
Đăng vào lúc [2021-04-19 11:06:41] Lượt xem: 17519 303
Tác giả: Chưa xác định
   Điểm gãy và MIC là những khái niệm quan trọng trong thực hành sử dụng kháng sinh trên lâm sàng, đặc biệt trong những trường hợp cần điều chỉnh liều trên những trường hợp nhiễm trùng nặng, kháng thuốc. Nhưng thực tế, việc sử dụng và diễn giải hai khái niệm này đôi khi dễ gây nhầm lẫn và gây khó khăn cho việc ứng dụng vào thực tế.

Điểm gãy và MIC là những khái niệm quan trọng trong thực hành sử dụng kháng sinh trên lâm sàng, đặc biệt trong những trường hợp cần điều chỉnh liều trên những trường hợp nhiễm trùng nặng, kháng thuốc. Nhưng thực tế, việc sử dụng và diễn giải hai khái niệm này đôi khi dễ gây nhầm lẫn và gây khó khăn cho việc ứng dụng vào thực tế. 

 

1. Một số điểm cơ bản về dược động học-dược lực học của kháng sinh

1.1. Đặc tính PK/PD của kháng sinh

Mối liên hệ giữa đặc tính dược động học (pharmacokinetics) và dược lực học (pharmacodynamics) được đặc trưng bởi các chỉ số PK/PD. Trong đó đặc tính dược động học bao gồm hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ; dược lực học liên quan đến nồng độ ức chế tối thiểu (minimum inhibitory concentration, MIC) và tác dụng hậu kháng sinh (post-antibiotic effect, PAE) [1].

Hiểu được các đặc trưng về PK/PD của một kháng sinh góp phần quan trọng trong việc thiết kế chế độ liều dùng hợp lý nhất cho từng bệnh nhân, từ đó tối ưu hóa hiệu quả điều trị.

1.2. Đặc tính PK/PD của kháng sinh

Các thông số PK/PD được xây dựng nhằm xác định mục tiêu và theo dõi hiệu quả điều trị kháng sinh, bao gồm:

-  Cmax/MIC (tỉ lệ nồng độ đỉnh trên nồng độ ức chế tối thiểu)

-  T > MIC (tỉ lệ % thời gian nồng độ kháng sinh trên MIC so với khoảng cách liều dùng)

-  AUC/MIC (tỉ lệ diện tích dưới đường cong so với nồng độ ức chế tối thiểu)

Hình 1. Các thông số PK/PD của kháng sinh

1.3. Phân loại kháng sinh theo PK/PD

Dựa trên đặc tính diệt khuẩn, các kháng sinh được chia thành 3 nhóm chính:

- Kháng sinh phụ thuộc vào nồng độ (concentration-dependent antibiotics): nồng độ thuốc càng cao thì hiệu lực diệt khuẩn càng lớn.

- Kháng sinh phụ thuộc vào thời gian (time-dependent antibiotics): thời gian vi khuẩn tiếp xúc với kháng sinh càng kéo dài, hiệu lực diệt khuẩn càng lớn.

- Kháng sinh phụ thuộc vào tổng lượng thuốc trong máu: tổng lượng thuốc trong máu là yếu tố quyết định hiệu lực của nhóm này.

Bảng 1. Phân loại kháng sinh theo chỉ số PK/PD

 

Hiệu lực diệt khuẩn của kháng sinh

Nồng độ

Thời gian

Tổng lượng thuốc

Kháng sinh

Aminoglycosid

Daptomycin

Metronidazol

Fluoroquinolon

 

Betalactam

Erythromycin

Clindamycin

Fluoroquinolon

Vancomycin

Teicoplanin

Colistin, fosfomycin

Linezolid

Thông số PK/PD

Cpeak/MIC
(và AUC0-24/MIC)

T > MIC

AUC0-24/MIC

Mục tiêu

Tối ưu nồng độ thuốc tại mô nhiễm

Tối ưu thời gian tiếp xúc kháng sinh

Tối ưu hóa tổng lượng thuốc tại mô nhiễm

Phương pháp

Liều một lần duy nhất trong ngày, tiêm truyền nhanh với liều cao

Liều nhiều lần trong ngày, tiêm truyền kéo dài

Dùng liều cao và đảm bảo khoảng cách liều thích hợp tùy theo đặc điểm PK/PD

Cần dựa trên các hướng dẫn lâm sàng – y học chứng cứ - kinh nghiệm lâm sàng và sự tham gia của bệnh nhân để xây dựng phác đồ sử dụng kháng sinh tối ưu cho mỗi bệnh nhân.


2. Hiểu đúng về điểm gãy và mục tiêu PK/PD

2.1. Điểm gãy và mục tiêu PK/PD

Điểm gãy (breakpoint) là chỉ số phản ánh khả năng đáp ứng của liệu pháp kháng sinh đối với một chủng vi sinh vật cụ thể.

Có nhiều tiêu chỉ xây dựng điểm gãy khác nhau (theo CLSI, EUCAST, PK/PD). Điểm gãy PK/PD được xác định dựa trên giá trị MIC lớn nhất mà liệu pháp kháng sinh có khả năng đạt được mục tiêu PK/PD. Điểm gãy và kết quả xét nghiệm MIC90 là hai giá trị dễ gây nhầm lẫn, vì đôi khi thường bị hiểu là cùng một khái niệm trên lâm sàng.

Cần làm rõ, MIC90 được xác định từ xét nghiệm vi sinh, phản ánh mức độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh, là một chỉ số cận lâm sàng, xác định từ mẫu bệnh phẩm. Trong khi đó điểm gãy (breakpoint) là một giá trị có được do tính toán, dựa trên liều thuốc chuẩn do nhà sản xuất khuyến cáo và đồ thị nồng độ thuốc trong máu để đạt được mục tiêu PK/PD của mỗi kháng sinh. Cách xác định này cho thấy giá trị của điểm gãy phụ thuộc vào chế độ liều bao gồm liều và khoảng cách liều của kháng sinh.

Để phân biệt được rõ hơn hai khái niệm này, có thể xem ví dụ dưới đây:

Xét kháng sinh amoxicillin (kháng sinh phụ thuộc vào thời gian) tác dụng trên chủng S.pneumonia

Trường hợp này, điểm gãy PK/PD được xác định dựa trên mức MIC cao nhất sao cho đảm bảo thời gian nồng độ thuốc tại mô nhiễm khuẩn lớn hơn MIC đạt 40% so với khoảng cách liều (tiêu chuẩn xét có thể tham khảo tại bảng 1). 

Hình 2. Xác định điểm gãy (MIC breakpoint) của amoxicillin


Lưu ý rằng MIC breakpoint xác định theo PK/PD chỉ có giá trị nhạy cảm (S), mà không có các mức I và R. Giả định MIC breakpoint xác định được trong ví dụ này là 2mg/ml, ký hiệu breakpoint = 2mg/ml.

Khi lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân A viêm phổi từ cộng đồng cấy được S.pneumonia và xác định được MIC90 = 0,5mg/ml. Lúc này do MIC90 < breakpoint ta nói vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh amoxicillin. Tuy nhiên ở một mẫu bệnh phẩm khác từ bệnh nhân B viêm phổi tại bệnh viện, cấy được S.pneumonia và xác định được MIC90 = 4mg/ml. Lúc này do MIC90 > breakpoint ta nói vi khuẩn không còn nhạy cảm với kháng sinh amoxicillin.

Bảng 1. Mục tiêu PK/PD của các kháng sinh

Kháng sinh

Mục tiêu pK/pD

Penicillin

fT > MIC

40 – 50%

Cephalosporin

fT > MIC

40 – 50%

Carbapenem

fT > MIC

20 – 40%

Gentamycin

f Cpeak/MIC

³ 8 – 10

Amikacin

f Cpeak/MIC

³ 8 – 10

Quinolon

AUC0-24/MIC

³ 125

Vancomycin

AUC0-24/MIC

³ 400

Clarithromycin

f AUC­0-24/MIC

³ 25

Azithromycin

f AUC­0-24/MIC

³ 25

Daptomycin

AUC0-24/MIC

³ 666

Tigecyclin

AUC0-24/MIC

³ 17,9

Linezolid

AUC0-24/MIC

³ 100

Colistin

f AUC0-24/MIC

³ 27,6 – 45,9


Ghi chú: ký hiệu f để chỉ giá trị nồng độ hoặc lượng thuốc ở dạng tự do (không gắn kết với protein huyết tương)

2.2. Ứng dụng nguyên tắc điểm gãy và MIC90 trong hiệu chỉnh liều kháng sinh

Liều kháng sinh trong các hướng dẫn, khuyến cáo của nhà sản xuất là không thay đổi, do đó MIC breakpoint cũng không thay đổi và có thể tra cứu trong các tài liệu hướng dẫn và các nghiên cứu lâm sàng (tham khảo TLTK số 7). Tuy nhiên MIC90 của mỗi chủng vi khuẩn có xu hướng tăng dần theo thời gian.

Do đó trong thực hành lâm sàng ở những thập niên gần đây, liều kháng sinh cần được thiết kế để đáp ứng mục tiêu PK/PD của kháng sinh, dựa trên tình trạng bệnh, tình hình đề kháng và bệnh nhân, chứ không đơn thuần cứng nhắc theo hướng dẫn liều của nhà sản xuất. Đáp ứng mục tiêu PK/PD không chỉ nhằm đạt hiệu quả lâm sàng mà còn đảm bảo an toànphòng tránh phát sinh chủng đề kháng.

Cụ thể hơn, một chủng vi khuẩn lúc đầu tỏ ra nhạy cảm khi MIC90 < điểm gãy MIC nhưng có thể đề kháng dần do quá trình phơi nhiễm, nhất là do sử dụng kháng sinh kéo dài, không phù hợp, MIC90 tăng lên vượt điểm gãy. Trong một số trường hợp, có thể tăng liều hoặc thay đổi khoảng cách liều để có điểm gãy mới cao hơn MIC90 của vi khuẩn và đáp ứng mục tiêu PK/PD. Nếu thực hiện được, vi khuẩn được gọi là đang đề kháng trung gian. Tuy nhiên, cũng có trường hợp do MIC90 của vi khuẩn đã tăng rất cao và không thể điều chỉnh liều đáp ứng mục tiêu PK/PD nữa thì các chủng này được gọi là đã đề kháng thuốc.

BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐHYD CẦN THƠ – ĐƠN VỊ DLS – THÔNG TIN THUỐC     

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.  Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, ban hành kèm theo quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 02/3/2015.

2.  Bộ Y tế (2018), Dược thư Quốc gia Việt Nam

3.  Bệnh viện Chợ Rẫy (2018), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh. Nhà xuất bản Y học.

4. Mouton JW et al. The role of pharmacokinetics/pharmacodynamics in setting clinical MIC breakpoints: the EUCAST approach. Clinical Microbiology and Infection a2011 European Society of Clinical Microbiology and Infectious Diseases.

5.  Parker S et al. Cephem Antibiotics: Wise Use Today Preserves Cure for Tomorrow. Pediatrics in Review November 2013, 34 (11) 510-524

6.   Adembri C, Novelli A, Nobili S. Some suggestions from PK/PD principles to contain resistance in the clinical setting – Focus on ICU patients and Gram-Negative Strains. Antibiotics 2020, 9, 676.

7.  Torumkuney D, P H Van, L Q Thinh et al. Results from the Survey of Antibiotic Resistance (SOAR) 2016-18 in Vietnam, Cambodia, Singapore and the Philippines: data based on CLSI, EUCAST (dose-specific) and pharmacokinetic/ pharmacodynamic (PK/PD) breakpoints. J Antimicrob Chemother. 2020 Apr 1;75(Suppl 1):i19-i42.

https://academic.oup.com/jac/article/75/Supplement_1/i19/5824466 

 



Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Thông báo số 64 Nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024
Thông báo số 42 Về việc tuyển chọn bệnh nhi Chương trình phẫu thuật miễn phí “Thắp sáng nụ cười trẻ thơ” năm 2024
Quyết định số 139/QĐ-BVTĐHYDCT về việc Cập nhật Quy trình xử lý văn bản hành chính tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ.
Lựa chọn thực phẩm an toàn trong dịp Tết
Giấy giới thiệu về việc giới thiệu học viên Sau đại học thực hành tại Bệnh viện (BSNT Phụ sản)
Giấy giới thiệu về việc giới thiệu học viên Sau đại học thực hành tại Bệnh viện (Gây mê hồi sức)
Kế hoạch thực hành lâm sàng thực hành Y học đại cương - Học kỳ I năm học 2023-2024
ĐĂNG KÝ GIẢNG DẠY HỘI TRƯỜNG
HỘI THẢO KHOA HỌC “CẬP NHẬT NHỮNG ĐIỀU TRỊ MỚI TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG CỦA CÁC BỆNH LÝ: TIM MẠCH - ĐÁI THÁO ĐƯỜNG”
Hội thảo “Điều trị các bệnh hô hấp giai đoạn giao mùa”
SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN VÀ VIÊM PHỔI THỞ MÁY: CẬP NHẬT MỚI TỪ KHUYẾN CÁO HỘI HÔ HẤP & HỘI HỒI SỨC CHỐNG ĐỘC 2023
THUỐC ỨC CHẾ MIỄN DỊCH TRONG BỆNH PHỔI KẼ: MỘT SỐ LƯU Ý VỀ AN TOÀN THUỐC
Dinh dưỡng phẫu thuật cắt dạ dày
Xuống thang kháng sinh
FLUOROQUINOLON – CẢNH GIÁC VIỆC XUẤT HIỆN Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI TỰ SÁT TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ
Về việc mời chào giá Mua vật tư y tế cho Khoa Răng Hàm Mặt
Thông báo số 364 Về việc thay đổi giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
HỘI THẢO KHOA HỌC “CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG SỐNG VÀ TIÊN LƯỢNG SỐNG CHO BỆNH NHÂN TIM MẠCH VÀ BỆNH THẬN MẠN”
Hội thảo “Cập nhật các tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tai giữa”
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 2,092,819
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI