Chế độ ăn cho bệnh nhân gút
CHUYÊN MỤC: Hệ Nội Cơ, Xương, Khớp
Đăng vào lúc [2021-03-04 16:05:24] Lượt xem: 1376 288
Tác giả: Chưa xác định
  Bệnh gút (thống phong) là do lắng đọng các tinh thể muối urat hoặc tinh thể acid uric gây viêm các khớp và mô mềm quanh khớp, biểu hiện thường gặp nhất là sưng, nóng, đỏ, đau ngón chân cái (50%), hay gặp ở nam giới, tuổi từ 40 trở lên.

Bệnh gút (thống phong) là do lắng đọng các tinh thể muối urat hoặc tinh thể acid uric gây viêm các khớp và mô mềm quanh khớp, biểu hiện thường gặp nhất là sưng, nóng, đỏ, đau ngón chân cái (50%), hay gặp ở nam giới, tuổi từ 40 trở lên.

Nguyên nhân gây bệnh gút bao gồm:

- Các nguyên nhân làm giảm bài tiết acid uric (bệnh thận, một số thuốc…).

- Các nguyên nhân làm tăng sản xuất acid uric (chủ yếu thông qua khẩu phần ăn).

- Các yếu tố khác liên quan như gia đình, di truyền, tuổi, giới...

 Các thực phẩm giàu purin là nguyên nhân hàng đầu gây tăng acid uric. Bên cạnh đó, uống rượu bia cũng có vai trò quan trọng làm tăng acid uric máu và cơn gút cấp vì gây tăng lactat máu, làm giảm bài xuất acid uric qua thận dẫn đến tăng acid uric máu và cơn gút cấp. Nguy cơ mắc gút tăng lên theo mức độ uống rượu bia, trong đó uống bia có nguy cơ cao hơn rượu. Nam giới uống nhiều rượu bia nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới. Từ đó cho thấy, chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ làm giảm tần suất đợt cấp, giúp ổn định acid uric máu, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân gút.

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH GÚT

1. Hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều nhân purin:

  Giảm bớt lượng đạm trong khẩu phần, hạn chế những thực phẩm giàu đạm có gốc purin như hải sản, các loại thịt có màu đỏ như thịt trâu, thịt bò, thịt dê, phủ tạng động vật…

2. Hạn chế đồ uống gây tăng axit uric máu:

Rượu, bia,... Nên uống khoảng 2-3 lít nước lọc mỗi ngày khi đang uống thuốc trị bệnh. Nếu bệnh nhân không có bệnh về tim mạch, cần khuyến khích bệnh nhân nên uống các loại nước khoáng có độ kiềm cao như nước sô đa.. nhằm kiềm hóa nước tiểu để tăng đào thải acid uric.

3. Khuyến khích:

Khuyến khích sử dụng các loại rau củ nghèo purin, giàu chất xơ như actiso, xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa chuột…. vì những thực phẩm giàu chất xơ nói chung làm chậm quá trình hấp thu đạm nên giảm sự hình thành axit uric.



Bảng tần suất các loại thức ăn được dùng cho bệnh nhân gút.


 

Không dùng

Dùng ít

Không hạn chế


Đạm

Phủ tạng động vật: gan, thận, tim

Không hơn 4-6 lần/tuần: thịt bò, heo, cừu, cá cơm, cá mòi, cá trích, sò, hải sản, gia cầm

Đạm thực vật: rau cải, đậu hủ, các loại đậu, hạt, bơ, sữa chua, trứng.


Thức uống

Bánh ngọt có siro bắp

Thức uống có cồn trong đợt cấp

Nước trái cây, rượu bia

Sữa có chất béo thấp hoặc không béo, nước lọc, trà và cafe không đường


Khác

Hút thuốc, chế độ ăn giàu protein

Đường cát trắng, mật ong và các loại đồ ngọt khác, đường giảm cân

Tất cả các loại nước trái cây không ngọt

Tập thể dục thường xuyên


1. Bộ Y tế (2014), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp.
2. American College of Rheumatology (2020), American College of Rheumatology Guidelines for the Management of Gout.

Khoa Nội Tổng hợp      



Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Thông báo số 64 Nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024
Thông báo số 42 Về việc tuyển chọn bệnh nhi Chương trình phẫu thuật miễn phí “Thắp sáng nụ cười trẻ thơ” năm 2024
Quyết định số 139/QĐ-BVTĐHYDCT về việc Cập nhật Quy trình xử lý văn bản hành chính tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ.
Lựa chọn thực phẩm an toàn trong dịp Tết
Giấy giới thiệu về việc giới thiệu học viên Sau đại học thực hành tại Bệnh viện (BSNT Phụ sản)
Giấy giới thiệu về việc giới thiệu học viên Sau đại học thực hành tại Bệnh viện (Gây mê hồi sức)
Kế hoạch thực hành lâm sàng thực hành Y học đại cương - Học kỳ I năm học 2023-2024
ĐĂNG KÝ GIẢNG DẠY HỘI TRƯỜNG
HỘI THẢO KHOA HỌC “CẬP NHẬT NHỮNG ĐIỀU TRỊ MỚI TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG CỦA CÁC BỆNH LÝ: TIM MẠCH - ĐÁI THÁO ĐƯỜNG”
Hội thảo “Điều trị các bệnh hô hấp giai đoạn giao mùa”
SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN VÀ VIÊM PHỔI THỞ MÁY: CẬP NHẬT MỚI TỪ KHUYẾN CÁO HỘI HÔ HẤP & HỘI HỒI SỨC CHỐNG ĐỘC 2023
THUỐC ỨC CHẾ MIỄN DỊCH TRONG BỆNH PHỔI KẼ: MỘT SỐ LƯU Ý VỀ AN TOÀN THUỐC
Dinh dưỡng phẫu thuật cắt dạ dày
Xuống thang kháng sinh
FLUOROQUINOLON – CẢNH GIÁC VIỆC XUẤT HIỆN Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI TỰ SÁT TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ
Về việc mời chào giá Mua vật tư y tế cho Khoa Răng Hàm Mặt
Thông báo số 364 Về việc thay đổi giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
HỘI THẢO KHOA HỌC “CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG SỐNG VÀ TIÊN LƯỢNG SỐNG CHO BỆNH NHÂN TIM MẠCH VÀ BỆNH THẬN MẠN”
Hội thảo “Cập nhật các tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tai giữa”
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 2,091,494
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI