Sinh hoạt tại nhà cho bệnh nhân Tăng huyết áp và Đái tháo đường
CHUYÊN MỤC: Kiến thức chung
Đăng vào lúc [2021-01-06 17:25:07] Lượt xem: 1078 263
Tác giả: Chưa xác định
  Tăng huyết áp và Đái tháo đường là hai bệnh lý thường hay xảy ra trên cùng một bệnh nhân. Theo nghiên cứu của Whitehall ở Anh theo dõi các bệnh nhân đái tháo đường trong 10 năm, tăng huyết áp đi kèm làm tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch tăng gấp đôi. Chế độ ăn uống sinh hoạt tại nhà là một trong những yếu tố quan trọng giúp điều trị bệnh và phòng ngừa các nguy cơ tử vong.

1. Giảm muối bằng cách:
Cho bớt muối, mắm và các gia vị mặn khác, kể cả mì chính/bột ngọt khi nấu ăn.
Bỏ hoặc  để các lọ muối và gia vị mặn trên bàn ăn, khu vực nấu nướng.
Hạn chế ăn các thực phẩm mặn như dưa/cà muối, cá muối, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.
2. Duy trì cân nặng lý tưởng (CNLT) thông qua chế độ ăn uống và hoạt động thể lực.
CNLT = 22 x chiều cao (m) x chiều cao (m). Tính nhanh: [chiều cao (cm) – 100] x 90%. Nếu cân nặng > CNLT, chúng ta nên giảm bớt lượng thực phẩm trong khi ăn (chủ yếu là chất tinh bột) và ngược lại.
3. Chế độ ăn uống (ngoài giảm muối)
-  Ăn đủ và đa dạng các nhóm thực phẩm.
-  Duy trì ổn định chất bột đường và nên sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (<55%) như thực phẩm nguyên hạt hoặc nhiều chất xơ: gạo lức, gạo giã dối, bánh mì đen các loại khoai, củ.
- Tăng cường ăn rau quả để cung cấp chất xơ, vitamin và muối khoáng, bảo đảm ăn đủ 5 đơn vị chuẩn (400g)/ngày. Mỗi đơn vị chuẩn là 80g, tương đương với 1/2 bát con (bát/chén ăn cơm) rau đã nấu hoặc 1 quả cam nhỏ hoặc 01 quả chuối cỡ vừa.
- Hạn chế thực phẩm nguồn gốc động vật nhiều mỡ. Nên ăn đậu, vừng/mè, lạc/đậu phộng, cá, nếu ăn thịt gà nên bỏ da.

Chỉ số đường huyết một số thực phẩm

4. Tăng cường hoạt động thể lực

- Bảo đảm tối thiểu ở mức độ vừa (có tăng nhịp tim) và ≥ 30 phút/ngày x 5 ngày/tuần (Ví dụ: đi bộ nhanh, đi xe đạp, bóng chuyền, thể dục nhịp điệu, …).

- Cần tập luyện các bài tập có đối kháng ít nhất 2 lần/tuần (ví dụ như hít đất, tập tạ nếu sức khỏe cho phép). Không ngồi một chỗ quá lâu.

5. Không hút thuốc

6. Không nên uống uống rượu, bia. Nếu có uống thì nên hạn chế: Nam mỗi ngày chỉ uống ≤ 1,5 lon bia 330ml (5%) hoặc tương đương về lượng cồn. Nữ ≤ 1/2 nam.

7. Uống thuốc đầy đủ và đúng giờ theo hướng dẫn của bác sĩ

8. Theo dõi tiến triển và các biến chứng

-  Định kỳ đo huyết áp và xét nghiệm glucose máu. Định kỳ thử nước tiểu theo hướng dẫn của bác sĩ.

-  Nên đi khám mắt lúc bắt đầu phát hiện đái tháo đường và tái khám 1 lần/2 năm nếu không có bất thường.

Theo dõi và dự phòng biến chứng bàn chân đái tháo đường:

•  Tránh đi chân đất. Thường xuyên rửa chân bằng nước ấm và lau khô đặc biệt ở các kẽ ngón chân. Không ngâm chân quá 5 phút.

•   Không cắt móng chân quá sát.

•   Không được cắt vết chai, không bôi đắp các chất hóa học vào các vết chai.

•   Kiểm tra bàn chân hằng ngày, nếu thấy bất thường, có vết thương, tê, mất hoặc giảm cảm giác cần đi khám ngay.

9. Phát hiện và xử lý hạ đường huyết

- Hay xảy ra khi uống thuốc quá liều hoặc ăn ít, luyện tập quá sức.

- Các biểu hiện có thể có: Vã mồ hôi, da tái nhợt, đói lả, bủn rủn chân tay, tim đập nhanh, hồi hộp. Nặng hơn có thể mờ mắt, lơ mơ, liệt.

- Xử lý: Uống nước có đường (10-15g) hoặc ăn bánh kẹo và nên mang theo bánh kẹo nhất là khi tập luyện. Tốt nhất nên có máy thử đường huyết tại nhà. Nên đi khám lại sau khi hết triệu chứng để chỉnh liều thuốc.

Nguồn: Khoa Nội tổng hợp




Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Thông báo số 64 Nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024
Thông báo số 42 Về việc tuyển chọn bệnh nhi Chương trình phẫu thuật miễn phí “Thắp sáng nụ cười trẻ thơ” năm 2024
Quyết định số 139/QĐ-BVTĐHYDCT về việc Cập nhật Quy trình xử lý văn bản hành chính tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ.
Lựa chọn thực phẩm an toàn trong dịp Tết
Giấy giới thiệu về việc giới thiệu học viên Sau đại học thực hành tại Bệnh viện (BSNT Phụ sản)
Giấy giới thiệu về việc giới thiệu học viên Sau đại học thực hành tại Bệnh viện (Gây mê hồi sức)
Kế hoạch thực hành lâm sàng thực hành Y học đại cương - Học kỳ I năm học 2023-2024
ĐĂNG KÝ GIẢNG DẠY HỘI TRƯỜNG
HỘI THẢO KHOA HỌC “CẬP NHẬT NHỮNG ĐIỀU TRỊ MỚI TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG CỦA CÁC BỆNH LÝ: TIM MẠCH - ĐÁI THÁO ĐƯỜNG”
Hội thảo “Điều trị các bệnh hô hấp giai đoạn giao mùa”
SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN VÀ VIÊM PHỔI THỞ MÁY: CẬP NHẬT MỚI TỪ KHUYẾN CÁO HỘI HÔ HẤP & HỘI HỒI SỨC CHỐNG ĐỘC 2023
THUỐC ỨC CHẾ MIỄN DỊCH TRONG BỆNH PHỔI KẼ: MỘT SỐ LƯU Ý VỀ AN TOÀN THUỐC
Dinh dưỡng phẫu thuật cắt dạ dày
Xuống thang kháng sinh
FLUOROQUINOLON – CẢNH GIÁC VIỆC XUẤT HIỆN Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI TỰ SÁT TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ
Về việc mời chào giá Mua vật tư y tế cho Khoa Răng Hàm Mặt
Thông báo số 364 Về việc thay đổi giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
HỘI THẢO KHOA HỌC “CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG SỐNG VÀ TIÊN LƯỢNG SỐNG CHO BỆNH NHÂN TIM MẠCH VÀ BỆNH THẬN MẠN”
Hội thảo “Cập nhật các tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tai giữa”
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 2,070,990
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI